Xử lý vải là một trong những công
đoạn cần thiết nhất của quá trình may mặc. Bằng hai kỹ thuật quan trọng là sử
dụng máy xử lý độ co vải và định
hình vải sẽ làm vải thay đổi độ co vốn có trước khi may thành phẩm. Nếu vải
không được xử lý chống co vải thì sau khi may chỉ cần một vài lần giặt làm
mất form, lệch size vốn có của mẫu. Điều này đặc biệt nguy hại nếu doanh nghiệp
thực hiện đơn hàng với số lượng lớn.
Chắc hẳn với các doanh nghiệp may
mặc đặc biệt là may quần áo, việc trang bị máy
xử lý độ co vải và định hình vải là điều rất cần thiết. Đây là dòng máy
chuyên dụng trong ngành công nghiệp may mà không thể thay thế bằng bất kỳ thiết
bị hoặc nếu thực hiện theo phương pháp thủ công sẽ mất khoảng từ 24-72h để xổ
vải và chờ vải tự định hình trước khi cắt. Để có cái nhìn tổng quát về tính
năng và hoạt động của dòng máy này, chúng tôi có một vài thông tin cung cấp cần
thiết cho những doanh nghiệp muốn đầu tư thiết bị này cho hoạt động sản xuất
tại xí nghiệp của mình.
Nổi bật nhất là dòng máy xử lý độ co
Autex ASF-3800 được đánh giá mang lại chất lượng tốt, giúp nâng cao chất lượng
sản phẩm. Vải sau khi xử lý với dòng máy này không bị co rút nhiều, chính vì
vậy khi vải đưa vào sản xuất bằng cách ứng dụng công nghệ CAD/CAM sẽ cho độ
chính xác cao nhờ các thông số kỹ thuật chuẩn xác đến từng chi tiết.
Ưu điểm của dòng máy xử lý độ co vải là sản phẩm đi qua
các khâu của quy trình sản xuất luôn cho thông số chính xác, khổ vải sau khi
trải cắt không bị sai lệch, đồng thời sau khi may xong, mẫu được QC kiểm tra
lại là không bị lệch với thông số ban đầu. Chỉ cần xử lý độ co và định hình vải
bằng máy Autex thì ngay lập tức vải được đưa vào sản xuất mà không sợ bị biến
dạng sau này. Đồng thời với sự hỗ trợ của dòng máy này nó giúp cho chất lượng
của các sản phẩm có ép keo, mex, bonding,... trở nên đẹp và chất lượng hơn.
OSP-2000III là dòng máy xử lý độ co vải và định hình vải có
tính năng tương tự như máy xử lý độ co và định hình vải Autex,
giúp giữ kích thước và hình dạng quần áo không bị thay đổi, khi trải và cắt vải
bằng công nghệ CAD/CAM sẽ đúng với chuẩn thông số mặc định. Chính vì vậy, khi
thành phẩm được tạo thành sẽ cho form dáng chuẩn đẹp.
OSP-2000III vận hành nhờ cảm biến tự
động của băng chuyền nên khi xử lý không làm vải bị căng, đồng thời sử dụng hơi
nước nóng giúp vải được mềm mại hơn. Máy xử lý độ co qua nhiều công đoạn ủ
nóng, làm khô, làm mát nhanh để đưa vào khâu xử lý định hình vải. Đặc biệt máy
có trang bị máy đếm để đo chiều dài vải sau khi xử lý độ co và định hình.
Bằng kỹ thuật sử dụng máy xử lý độ co vải và định hình vải sẽ
giúp vải giữ được hình dạng cố định. Đặc biệt là tránh các rủi ro khi lên mẫu
hoàn chỉnh bị sai lệch với bản thiết kế đã được ký duyệt với khách hàng. Hiểu
được tầm quan trọng của nó các xưởng sản xuất ngành hàng may mặc nên xem xét
đầu tư thiết bị xử lý chống co vải để tạo giá trị cao và chất lượng sản phẩm
tốt hơn khi đưa các sản phẩm ra thị trường.