Ứng dụng hệ thống CAM với các thiết
bị công nghệ chuyên dụng trong ngành may mới đủ năng suất đáp ứng nhu cầu phát
triển ngành may công nghiệp hiện đại. Điển hình là việc ứng dụng thử nghiệm
máy in sơ đồ tự động đã và đang mang
lại hiệu quả khá cao.
Theo sở công thương, ngành dệt may
sau nhiều năm phát triển theo hướng tự động hóa đã dần đi vào hoàn thiện đầu tư
công nghệ và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất tại các phân
xưởng. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn và
mang lại hiệu quả kinh tế điển hình như mô hình nghiên cứu với đề tài “Ứng dụng
hệ thống
máy in sơ đồ tự động trong
ngành may công nghiệp” đã được trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công
nghiệp tổ chức nghiệm thu. Trong đó có khoảng 60 triệu đồng được hỗ trợ từ
trung tâm và 80 triệu đồng từ doanh nghiệp với nhiều công đoạn được tự động hóa
hoặc bán tự động đã giúp tăng sản lượng sản xuất nhanh chóng. Đồng thời tạo ra
sản phẩm có chất lượng ổn định và tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu nguồn
nguyên liệu lãng phí.
Việc ứng dụng hệ thống máy in sơ đồ tự động sẽ giúp tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, đạt độ chính xác và tránh gây lãng phí vật
liệu so với phương pháp thủ công như trước kia. “Quy trình
máy in sơ đồ rất tốt. Sau
khi nhận mẫu gốc (quần, áo) từ phía khách hàng nước ngoài, bộ phận mẫu sẽ tiến
hành làm rập và kiểm tra thông số kỹ thuật, sau đó dùng phần mềm Gerber để lên
sơ đồ bằng vi tính và tính định mức vải một cách tiết kiệm nhất bằng cách tận
dụng tối đa khổ vải. Xong quy trình này, bộ phận chuyên môn của công ty sẽ tiến
hành in sơ đồ và bắt đầu trải vải để cắt may” lãnh đạo một công ty ứng dụng đề
tài nghiên cứu khoa học cho hay.
Việc tổ chức các đề tài nghiên cứu
khoa học có tính ứng dụng thực tiễn như trên là một trong những giải pháp hỗ
trợ các doanh nghiệp may tại Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại các địa phương đang gặp khó khăn trong việc đầu tư trang thiết bị chuyên ngành
may mặc theo hướng công nghiệp hiện đại có thể ổn định sản xuất, gia tăng năng
suất sản xuất và tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời buổi
cạnh tranh công nghệ gay gắt.
Qua đề tài nghiên cứu nghiệm thu cho
thấy những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, không riêng gì
máy in sơ đồ tự động, các xí nghiệp may
mặc cần có sự tiếp cận gần hơn với các loại máy móc công nghệ chuyên ngành như
máy cắt vải tự động, máy cắt rập, máy may lập trình tự động,... và các dòng máy
khác để tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất đạt hiệu quả, tiết
kiệm, tránh gây lãng phí và cho năng suất cao.