Ứng
dụng Công nghệ CAD/CAM trong ngành
may mặc trở thành xu hướng chính trong cuộc cách mạng công nghệ trong lĩnh vực
may công nghiệp. Đặc biệt đẩy nhanh công tác chuẩn bị mẫu mã, sơ đồ bản vẽ các
chi tiết phục vụ cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng một cách tối ưu nhất.
Đối
với phương pháp may mặc truyền thống hay trong ngành công nghiệp may mặc hiện
đại cần phải chú tâm nhiều vào hoạt động sản xuất tại phòng mẫu và phòng cắt để
tiết giảm chi phí hiệu quả đồng thời giúp tạo thặng dư những giá trị. Thông
thường tại 2 phòng này nếu làm tốt mọi khâu sẽ giúp tiết kiệm vật liệu và tiết
kiệm chi phí phải trả.
Nếu
không thực hiện công tác hiện đại hóa ngành công nghiệp may theo hướng tự động
hóa sẽ có khá nhiều vấn đề xảy ra xung quanh quá trình sản xuất tại phân xưởng.
Tại đây, chủ doanh nghiệp sẽ tốn kém nhiều loại chi phí khác nhau như tiền công
thợ cắt, thợ may mẫu, tiền may mẫu nếu thuê ngoài, chi phí vận hành máy cắt vải
thủ công,...Để tìm hiểu kỹ hơn về giá trị mà công nghệ CAD/CAM mang lại cho ngành may chúng ta cần nắm bắt quy
trình triển khai một đơn hàng theo phương pháp truyền thống mới và quy trình có
ứng dụng công nghệ tự động hóa mới dễ dàng so sánh được.
Tại
Việt Nam, các xưởng sản xuất lớn đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng
công nghệ CAD/CAM sẽ cho năng suất
cao trong hoạt động sản xuất. Thường thì hệ thống CAD (Computer Aided Design - thiết kế nhờ máy tính)
sẽ hỗ trợ rất nhiều trong khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác sơ đồ giúp cho công
tác tối ưu hóa sơ đồ cắt diễn ra trơn tru hơn. Mặc khác hệ thống CAM (Computer
Aided Manufacturing - sản xuất nhờ máy tính) là phần kết nối cho phép trải vải
tự động và cắt vải tự động. Đây được
xem là ứng dụng công nghệ cao nhất hiện nay của ngành may Công nghiệp, chúng có
thể liên kết đến tập tin (file của phần mềm giác sơ đồ) của hệ thống CAD để tự
động hoàn toàn công tác trải, cắt vải.
Có
thể nói, việc tự động hóa các công đoạn được điều khiển bằng máy tính sẽ giúp
lưu trữ file cũng như ghi chép các thông số một cách chính xác. Tất cả được cài
đặt sẵn và chỉ thực hiện bằng một cái click chuột hoặc một cái bấm nút đơn
giản. Tối ưu quy trình may mặc bằng đầy đủ hệ thống CAD/CAM sẽ giúp tăng năng
suất và sản lượng ngoài ra tiết kiệm thêm thời gian thực hiện và chi phí nhân
công thực hiện các công đoạn.
Một
điều cần lưu ý rằng, khi đầu tư hệ thống công
nghệ CAD/CAM doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ về hệ thống CAM phù hợp với ngành
hàng sản xuất cũng như các loại vật liệu mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.
Chất liệu vải sử dụng phải có chất lượng (độ co giãn, màu sắc...) ổn định thì mới phát huy hết hiệu quả của hệ thống.