Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp các mặt hàng may mặc, túi xách, giày da... không nhà máy lớn nào là không biết đến thương hiệu máy cắt rập nhựa, rập form, rập cải tiến Jingwei với các model EDO, RC có tính năng mạnh mẽ, bền bỉ.
Dù các sản phẩm đang được khách hàng tín nhiệm, nhưng Jingwei vẫn không ngừng cải tiến về mẫu mã, chất lượng, tính năng để luôn mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tốt nhất.
Thật vậy, trong những tháng cuối của năm 2021, Jingwei đã cho ra mắt một model mới cho dòng sản phẩm máy cắt rập nhựa, rập form, rập cải tiến là RC03III. Để tìm hiểu các sự khác nhau giữa các model RC03 và RC03III, Thiết Bị Âu Á lập bảng so sánh các tính năng để quý khách hàng dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý nhất.
Hình ảnh RC03
Hình ảnh RC03III
Chỉ tiêu so sánh | Ý nghĩa | RC03 | RC03III |
Diện tích vùng cắt | Diện tích vùng cắt lớn cho phép xếp nhiều chi tiết hơn, dễ dàng tận dụng được các khoảng trống để xếp các chi tiết nhỏ. Với các chi tiết của quần áo, ba lô, túi xách, giày dép.... thì máy có diện tích vùng cắt lớn sẽ giúp tiết kiệm vật liệu hơn so với máy có diện tích vùng cắt nhỏ. | 1,500 mm x 1,200 mm | 1,500 mm x 1,200 mm |
Độ dầy vật liệu tối đa | Độ dầy vật liệu càng lớn sẽ cho phép cắt được nhiều lớp vật liệu hơn. Ngành may thông thường cắt các loại rập nhựa PVC, Mica, có độ dầy từ 1mm - 1.5mm, như vậy nếu độ dầy vật liệu là 10mm có nghĩa máy có khả năng cắt cùng lúc 6 - 10 lớp nhựa. | 5 mm | 10 mm |
Tốc độ cắt tối đa | Thông số này mang tính tương đối, chỉ là lý thuyết, cũng giống như xe gắn máy ghi tốc độ tối đa đạt được là 140 Km/h nhưng tùy thuộc vào tình trạng giao thông, chất lượng đường và các yếu tố khác mà tốc độ thực tế có thể đạt được bao nhiêu. Tương tự như xe, tốc độ của máy cắt trên thực tế phụ thuộc vào chất liệu cắt (cứng / mềm), loại đường cắt (thẳng / cong), tình trạng của mũi phay (mới / cũ), độ dầy vật liệu (dầy / mỏng)... | 1,000 mm/s | 1,100 mm/s |
Tốc độ quay Spindle |
Tốc độ quay càng lớn sẽ cho khả năng xuyên, phá vật liệu càng cao, các vật liệu của ngành may để làm rập thông thường là PCV, Mica, tấm phíp... thì tốc độ quay 3000 vòng / phút là đạt yêu cầu. | 3,000 | 3,000 |
Công cụ được trang bị | Càng nhiều công cụ thì máy càng có khả năng ứng dụng cao linh hoạt trong mọi môi trường.
|
4 | 4 |
Kích thước mũi phay |
Sự đa dạng về đường kính mũi phay cũng giúp thiết bị linh hoạt hơn hơn trong ứng dụng thực tiễn. | 3.175mm, 4mm, 6mm, 8mm | 3.175mm, 4mm, 6mm, 8mm |
Loại động cơ | Loại động cơ sẽ quyết định tốc độ dịch chuyển và sức mạnh của đầu cắt. Động cơ Step (Bước) có tốc độ chậm trong khi Hybrid là loại động cơ cho tốc độ cao hơn, lực kéo mạnh hơn, ít gây tiếng ồn và có độ chính xác cao. | Step | Hybrid |
Phương pháp cố định vật liệu |
Một phương pháp cố định vật liệu tốt sẽ quyết định chất lượng của chi tiết sau khi cắt. Jingwei có phương pháp cố định vật liệu rất thông minh, giúp giữ chặt vật liệu, đảm bảo không bị dịch chuyển trong khi cắt dù cho diện tích vật liệu nhỏ (tối thiểu 30cm x 30cm). |
Hút chân không đa điểm kết hợp các khoang phân vùng theo vị trí cắt bằng máy hút chân không công suất lớn (380v 3 phase 2.2Kw) | Hút chân không đa điểm kết hợp các khoang phân vùng theo vị trí cắt bằng máy hút chân không công suất lớn (380v 3 phase 2.2Kw) |
Giao diện người dùng | Là phần người sử dụng tương tác với thiết bị, giao diện thân thiện dễ hiểu sẽ giúp cho người vận hành thiết bị dễ tiếp cận, nắm bắt nhanh. | Màn hình LCD đơn sắc | Màn hình cảm ứng |
Phần mềm thiết kế | Với bản quyền phần mềm thiết kế JWCS đi kèm giúp người dùng có thể chủ động sáng tạo các mẫu rập form theo ý muốn mà không bị lệ thuộc vào các bộ phận thiết kế rập hoặc sơ đồ. | Phiên bản 3.0 | Phiên bản 3.5 |
Định dạng dữ liệu | Hỗ trợ định dạng dữ liệu nhiều loại giúp nâng cao khả năng tương tác, trao đổi với các hệ thống phần mềm khác của khách hàng. | DXF / PLT | DXF / PLT / PDF / XML / CUT / NT |
Mực HP - Ireland | Mục TkT - Tây Ban Nha | Mục bơm lại - Trung Quốc | |
Nguồn gốc đầu in | Chính hãng HP - mới 100% do Đức sản xuất | Chính hãng HP - mới 100% do Đức sản xuất | Thu gom đầu in trôi nổi đã qua sử dụng, đã thải bỏ để tái chế. |
Thành phần mực in và nguồn gốc - xuất xứ | HP phát triển để phù hợp với các loại máy in văn phòng, máy in của HP khổ nhỏ (A3, A4). Sản xuất và xuất khẩu từ các nhà máy ủy quyền của HP toàn cầu, phổ biến nhất là từ Ireland. Thành phần mực in đã được kiểm nghiệm, không độc hại với người sử dụng. |
TkT phát triển để phù hợp với các loại máy in sơ đồ ngành may và các loại máy in trong công nghiệp như: Máy in nhãn; máy in hạn sử dụng (date)... Sản xuất và xuất khẩu từ nhà máy hợp tác với HP tại Tây Ban Nha. Thành phần mực in đã được kiểm nghiệm, không độc hại với người sử dụng. |
Thu gom đầu in trôi nổi đã qua sử dụng, đã thải bỏ để tái chế. Xúc rửa, tân trang và bơm mực lại từ các tổ hợp, cơ sở tại Trung Quốc. Thành phần mực không rõ ràng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. |
Chất lượng đầu in | Không bị nghẹt mực, in đến khi hết hộp mực. | Không bị nghẹt mực, in đến khi hết hộp mực. | Thường xuyên nghẹt mực, thường bỏ lại 15% - 30% lượng mực trong bình không thể in tiếp. Thường mất nét, gây hậu quả rất lớn khi in sơ đồ cắt. |
Tần suất yêu cầu vệ sinh đầu in | Yêu cầu vệ sinh đầu in 4 - 7 ngày / lần | Yêu cầu vệ sinh đầu in 4 - 7 ngày / lần | Yêu cầu thường xuyên phải vệ sinh đầu in, đôi lúc phải vệ sinh mỗi 2 - 3 tiếng trong khi in. Luôn phải có người quan sát đầu in để tránh trường hợp mực bị nghẹt. |
Giá bán (tham khảo) | 1.550.000đ/cặp | 1.450.000đ/cặp | 1.200.000đ/cặp |
Cữ 1 kim may kê dùng chân vịt nhún 2 tầng tạo ra đường may lớp trên nhún, lớp dưới thẳng thường dùng trong may hàng thời trang
Bấm vào đây để nhận thêm các videos mới về công nghệ may.
May viền nhún trên máy 1 kim dùng chân vịt nhún tạo ra đường may trên nhún,
Bấm vào đây để nhận thêm các videos mới về công nghệ may.
May dây viền trang trí bâu cổ trên máy 1 kim dùng chân vịt nhún 2 tầng, lớp trên nhún, lớp dưới thẳng
Bấm vào đây để nhận thêm các videos mới về công nghệ may.
Cữ máy vắt xổ dùng chân vịt nhún giúp giảm bớt 3 công đoạn: vắt xổ, may nhún, may 1 kim, may dây nhựa
Bấm vào đây để nhận thêm các videos mới về công nghệ may.
Bộ cữ xếp ly máy 2 kim, sản phẩm đều, đẹp và nhanh
Một trong số các dòng máy may cải
tiến công nghệ nổi bật nhất là dòng
máy
may lập trình
tự động. Đây là dòng máy được sử dụng khá nhiều trong các xí
nghiệp, cơ sở may mặc có quy mô cỡ vừa và lớn đặc biệt là trong ngành hàng sản
xuất balo - túi xách.
So với các dòng máy may chi tiết
thông thường, người thợ phải tự điều chỉnh hướng đi của kim, tay và mắt phải
luôn theo dõi đường kim may. Khi sử dụng
máy may lập trình tự động người thợ
chỉ cần cài đặt thông số kỹ thuật chi tiết trên màn hình điều khiển được nối
với máy may lập trình chuyên dụng. Sau đó chỉ cần dùng các chi tiết vải cần may
đặt vào trong phần khung điều khiển của kim may và bấm nút. Máy may lập trình
setup lệnh tạo nên những đường chỉ may như mong muốn.
Khi cần may những chi tiết nhỏ, cần
có sự tỉ mỉ chính xác, đường chỉ may phức tạp như đường cong, trang trí đường
zích-zắc,... như các chi tiết đính logo nhãn hiệu cho sản phẩm, nẹp viền dây
túi xách cho cứng cáp hơn. Hoặc khi muốn tạo các đường chỉ may trang trí trên
bề mặt chất liệu vải thì việc sử dụng máy may lập trình là khá cần thiết.
Máy lập trình ngành may hỗ trợ may các đường chỉ may nhỏ
phức tạp mà người thợ may khó hoặc không thể may được.
Sử dụng máy may lập trình giúp các chi tiết cần may đạt được độ chính xác
cao, đều và đẹp hơn nếu may bằng máy may thường.
Máy may lập trình mang lại giá trị
cao cho sản phẩm nhờ sự kỳ công tạo đường chỉ chạy đẹp mắt và chắc chắn cho
từng chi tiết cần may.
Giảm thiểu thời gian và công sức cho
người thợ, giúp hạn chế các chi tiết bị lỗi so với may thường.
Trên thị trường có khá nhiều dòng máy
may lập trình tự động
, máy may lập trình khổ lớn, khổ nhỏ
đến từ các dòng thương hiệu khá nổi tiếng của Nhật Bản, Trung Quốc như Leman,
Mitsubishi, Sunstar, Jack,....Mỗi dòng có nhiều đặc tính ưu Việt riêng tuy
nhiên nó đều quyết định đến việc tối ưu hóa hoạt động may mặc với độ chính xác
cao, tiết kiệm thời gian và cho năng suất hoạt động cao hơn so với việc sử dụng
máy may thông thường.
Khi sử dụng dòng máy may lập trình
nào, cần phải có sự so sánh tính năng tương ứng với mục đích sử dụng của hoạt
động xí nghiệp.
Dưới đây là một số thông tin chi tiết doanh nghiệp cần tham
khảo để đưa ra quyết định
mua máy lập trình loại nào?
Tính năng |
Máy may lập trình tự động Mitsubishi (Điển hình dòng PLK-G Serie) |
Máy may
lập trình tự động Leman (Điển hình dòng LM2015-A-100-U
|
Máy may
lập trình tự động Sunstar
(Điển hình
dòng
SPS/B-2516) |
Diện tích may |
Điều chỉnh kích thước khổ 100x100,
200x100, 250x160, 400x300, 300x400, 600x300, 500x500, 1000x500, 200x80 (mm)
|
Pham vi
may thích hợp với những công đoạn như gắn quai xách & túi, gắn dây lưng,
may những chi tiết nhỏ, gắn những chi tiết của giày, giày thể thao (một đôi
giày) và may túi khí trên xe hơi.
|
Pham vi may thích hợp với những
công đoạn như gắn quai xách & túi, gắn dây lưng, may những chi tiết nhỏ,
gắn những chi tiết của giày, giày thể thao (một đôi giày) và may túi khí trên
xe hơi.
|
Tốc độ may |
2800 mũi/phút |
2800-3000 mũi/phút |
2500 mũi/phút |
Bộ điều khiển |
Màn hình cảm ứng LCD với giao diện
thân thiện dễ sử dụng
|
Màn hình
cảm ứng với giao diện thân thiện
|
Màn hình
cảm ứng với giao diện thân thiện
|
Chiều dài mũi kim |
0.1-20mm (có thể may nhiều loại
vải, simili giả da dày mỏng khác nhau)
|
0.1-12.7mm |
0.1-12.7mm |
Ngoài một số tính năng trên, khi lựa chọn dòng máy may lập trình cũng cần lưu ý đến
khổ kim may để chọn model máy thích hợp. Đặc biệt với dòng máy may lập trình tự
động Mitsubishi được đánh giá có lực đâm kim mạnh, tốc độ may nhanh, chính xác,
đường chỉ may đẹp, có thể may trên nhiều loại chất liệu mỏng hoặc dày, đa dạng
khổ may….
Để biết thêm dòng máy may lập trình may túi xách chuyên
dụng, loại
máy may lập trình giá rẻ nào đang được ưa chuộng hoặc muốn mua
máy may lập trình cũ
mới hãy liên hệ ngay tổng đài 84 (90) 7999301 để
được hỗ trợ.
Ứng
dụng Công nghệ CAD/CAM trong ngành
may mặc trở thành xu hướng chính trong cuộc cách mạng công nghệ trong lĩnh vực
may công nghiệp. Đặc biệt đẩy nhanh công tác chuẩn bị mẫu mã, sơ đồ bản vẽ các
chi tiết phục vụ cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng một cách tối ưu nhất.
Đối
với phương pháp may mặc truyền thống hay trong ngành công nghiệp may mặc hiện
đại cần phải chú tâm nhiều vào hoạt động sản xuất tại phòng mẫu và phòng cắt để
tiết giảm chi phí hiệu quả đồng thời giúp tạo thặng dư những giá trị. Thông
thường tại 2 phòng này nếu làm tốt mọi khâu sẽ giúp tiết kiệm vật liệu và tiết
kiệm chi phí phải trả.
Nếu
không thực hiện công tác hiện đại hóa ngành công nghiệp may theo hướng tự động
hóa sẽ có khá nhiều vấn đề xảy ra xung quanh quá trình sản xuất tại phân xưởng.
Tại đây, chủ doanh nghiệp sẽ tốn kém nhiều loại chi phí khác nhau như tiền công
thợ cắt, thợ may mẫu, tiền may mẫu nếu thuê ngoài, chi phí vận hành máy cắt vải
thủ công,...Để tìm hiểu kỹ hơn về giá trị mà công nghệ CAD/CAM mang lại cho ngành may chúng ta cần nắm bắt quy
trình triển khai một đơn hàng theo phương pháp truyền thống mới và quy trình có
ứng dụng công nghệ tự động hóa mới dễ dàng so sánh được.
Tại
Việt Nam, các xưởng sản xuất lớn đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng
công nghệ CAD/CAM sẽ cho năng suất
cao trong hoạt động sản xuất. Thường thì hệ thống CAD (Computer Aided Design - thiết kế nhờ máy tính)
sẽ hỗ trợ rất nhiều trong khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác sơ đồ giúp cho công
tác tối ưu hóa sơ đồ cắt diễn ra trơn tru hơn. Mặc khác hệ thống CAM (Computer
Aided Manufacturing - sản xuất nhờ máy tính) là phần kết nối cho phép trải vải
tự động và cắt vải tự động. Đây được
xem là ứng dụng công nghệ cao nhất hiện nay của ngành may Công nghiệp, chúng có
thể liên kết đến tập tin (file của phần mềm giác sơ đồ) của hệ thống CAD để tự
động hoàn toàn công tác trải, cắt vải.
Có
thể nói, việc tự động hóa các công đoạn được điều khiển bằng máy tính sẽ giúp
lưu trữ file cũng như ghi chép các thông số một cách chính xác. Tất cả được cài
đặt sẵn và chỉ thực hiện bằng một cái click chuột hoặc một cái bấm nút đơn
giản. Tối ưu quy trình may mặc bằng đầy đủ hệ thống CAD/CAM sẽ giúp tăng năng
suất và sản lượng ngoài ra tiết kiệm thêm thời gian thực hiện và chi phí nhân
công thực hiện các công đoạn.
Một
điều cần lưu ý rằng, khi đầu tư hệ thống công
nghệ CAD/CAM doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ về hệ thống CAM phù hợp với ngành
hàng sản xuất cũng như các loại vật liệu mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.
Chất liệu vải sử dụng phải có chất lượng (độ co giãn, màu sắc...) ổn định thì mới phát huy hết hiệu quả của hệ thống.
Ứng dụng hệ thống CAM với các thiết
bị công nghệ chuyên dụng trong ngành may mới đủ năng suất đáp ứng nhu cầu phát
triển ngành may công nghiệp hiện đại. Điển hình là việc ứng dụng thử nghiệm
máy in sơ đồ tự động đã và đang mang
lại hiệu quả khá cao.
Theo sở công thương, ngành dệt may
sau nhiều năm phát triển theo hướng tự động hóa đã dần đi vào hoàn thiện đầu tư
công nghệ và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất tại các phân
xưởng. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn và
mang lại hiệu quả kinh tế điển hình như mô hình nghiên cứu với đề tài “Ứng dụng
hệ thống
máy in sơ đồ tự động trong
ngành may công nghiệp” đã được trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công
nghiệp tổ chức nghiệm thu. Trong đó có khoảng 60 triệu đồng được hỗ trợ từ
trung tâm và 80 triệu đồng từ doanh nghiệp với nhiều công đoạn được tự động hóa
hoặc bán tự động đã giúp tăng sản lượng sản xuất nhanh chóng. Đồng thời tạo ra
sản phẩm có chất lượng ổn định và tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu nguồn
nguyên liệu lãng phí.
Việc ứng dụng hệ thống máy in sơ đồ tự động sẽ giúp tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, đạt độ chính xác và tránh gây lãng phí vật
liệu so với phương pháp thủ công như trước kia. “Quy trình
máy in sơ đồ rất tốt. Sau
khi nhận mẫu gốc (quần, áo) từ phía khách hàng nước ngoài, bộ phận mẫu sẽ tiến
hành làm rập và kiểm tra thông số kỹ thuật, sau đó dùng phần mềm Gerber để lên
sơ đồ bằng vi tính và tính định mức vải một cách tiết kiệm nhất bằng cách tận
dụng tối đa khổ vải. Xong quy trình này, bộ phận chuyên môn của công ty sẽ tiến
hành in sơ đồ và bắt đầu trải vải để cắt may” lãnh đạo một công ty ứng dụng đề
tài nghiên cứu khoa học cho hay.
Việc tổ chức các đề tài nghiên cứu
khoa học có tính ứng dụng thực tiễn như trên là một trong những giải pháp hỗ
trợ các doanh nghiệp may tại Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại các địa phương đang gặp khó khăn trong việc đầu tư trang thiết bị chuyên ngành
may mặc theo hướng công nghiệp hiện đại có thể ổn định sản xuất, gia tăng năng
suất sản xuất và tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời buổi
cạnh tranh công nghệ gay gắt.
Qua đề tài nghiên cứu nghiệm thu cho
thấy những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, không riêng gì
máy in sơ đồ tự động, các xí nghiệp may
mặc cần có sự tiếp cận gần hơn với các loại máy móc công nghệ chuyên ngành như
máy cắt vải tự động, máy cắt rập, máy may lập trình tự động,... và các dòng máy
khác để tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất đạt hiệu quả, tiết
kiệm, tránh gây lãng phí và cho năng suất cao.
Thời đại của chuỗi cung ứng dệt may kỹ thuật số đã tiến gần hơn vào ngày hôm qua sau khi Li & Fung có trụ sở tại Hồng Kông tuyên bố đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với công ty Softwear Automatic, công ty đã phát triển quy trình may tự trị Sewbot.
Thỏa thuận ban đầu sẽ bao gồm việc sản xuất áo phông, mặc dù có thể mở rộng sang các sản phẩm khác - Softwear Automatic đã phát triển một giải pháp Sewbot để sản xuất gối, giày dép, thảm xe hơi, thảm tắm và khăn tắm.
Hệ thống Sewbot, được hiển thị trong video dưới đây, cho phép chỉ một nhân viên điều khiển toàn bộ dây chuyền sản xuất và có thể sản xuất áo phông chỉ trong 22 giây.
Các bot có thể cắt và may một chiếc áo mới cứ sau 22 giây từ vải rất mềm và dẻo. Đây là điều không thể có được từ vài năm trước. Các thiết kế cũng có thể được thay đổi rất nhanh chóng theo nhu cầu của thị trường, báo cáo cho biết.
Spencer Fung, giám đốc điều hành tập đoàn tại Li & Fung, cho biết thỏa thuận này là một ván bài quan trọng trong kế hoạch ba năm của công ty, nhằm tìm cách đẩy nhanh quá trình số hóa chuỗi cung ứng trong ngành may mặc và giày dép.
Chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong hành trình kỹ thuật số của mình để tạo ra Chuỗi cung ứng của tương lai và sự hợp tác này với Softwear Automatic là một khối xây dựng khác trong chuỗi cung ứng kỹ thuật số đầu cuối của chúng tôi, ông nói.
Thông qua sự hợp tác này, chúng tôi muốn hợp tác với một nhóm các nhà sản xuất ban đầu để tạo ra chuỗi cung ứng hàng may mặc hoàn toàn kỹ thuật số đầu tiên của chúng tôi và sử dụng những kiến thức đó để mở rộng công nghệ và tạo ra các giải pháp tùy chỉnh cho mạng lưới nhà cung cấp của chúng tôi trên khắp thế giới.
Những lợi ích sẽ không chỉ đến với các nhà cung cấp của chúng tôi mà tất cả các bên liên quan của chúng tôi dọc theo chuỗi cung ứng, ông nói thêm.
Palaniswamy, Raj Raj Rajan, chủ tịch và giám đốc điều hành của Softwear Automatic, nói thêm: Chúng tôi có một tầm nhìn chung với Li & Fung rằng analog sẽ trở thành kỹ thuật số.
Người tiêu dùng có nhu cầu để có được mọi thứ nhanh hơn, nhanh hơn và độc đáo hơn bao giờ hết chỉ tăng lên. Cùng với Li & Fung, Sewbots cách mạng của chúng tôi sẽ cho phép tốc độ cần thiết cho sản xuất theo yêu cầu, sản xuất theo phương pháp, theo quy mô.
(Theo The Load Star https://theloadstar.com/)
Trong các thiết bị công nghệ ứng
dụng tại phòng cắt của các phân xưởng may mặc thì
máy trải vải tự động là thiết bị hỗ trợ tối đa cho công đoạn cắt
được thực hiện có năng suất, góp phần tạo giá trị thặng dư cho chủ doanh
nghiệp.
Thực tế, để tạo được giá trị lợi
nhuận cao thì các xưởng may mặc cần thực hiện tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng
nhân công, chi phí vận hành sản xuất, chi phí quản lý, và không gây lãng phí
tài nguyên,... So với các phương pháp may mặc truyền thống thường sử dụng sức
người sức của thì ngành công nghiệp may mặc hiện đại được khuyến khích sử dụng
thiết bị công nghệ tự động hóa các khâu để tiết giảm chi phí, hạn chế rủi ro,
tiết kiệm không gây lãng phí đồng thời gia tăng sản lượng sản xuất.
Xưởng cắt công nghiệp chính là một
khâu trong quy trình sản xuất chung cần phải tạo được giá trị cao và tiết kiệm
hiệu quả nếu muốn tăng lợi nhuận. Thông thường tại xưởng cắt sử dụng các thiết
bị công nghệ cao như máy cắt vải,
máy
trải vải tự động
, máy dập thủy lực,....Đây được xem là những thiết bị tiên
tiến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại mà khá nhiều xưởng sản xuất lớn
tại Việt Nam áp dụng. Chúng hỗ trợ giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành máy
móc thủ công và nhiều loại chi phí khác.
Nếu khâu trải vải của phương pháp
sản xuất truyền thống thường cần tối thiểu 2 người ở hai bên đầu bàn cắt để
thao tác trải vải được nhanh chóng hơn. Chưa kể nếu khổ vải lớn có thể cần số
lượng nhân công tăng gấp đôi. Thì sử dụng
máy
trải vải tự động
sẽ chỉ cần 1 người thực hiện khâu nạp vải và điều chỉnh
bằng các nút bấm hiển thị trên màn hình. Lúc này, máy trải vải tự thực hiện các
thao tác tạo nếp gấp và kéo vải trải đều trên bề mặt bàn cắt mà không bị so le
hoặc lệch các mép gấp.
Sử dụng máy trải vải bàn tự động
sẽ cho năng suất trải vải cao. Điển hình là dòng
máy trải vải tự động Kawakami cho
hiệu quả đặc biệt nhanh. Trong vòng 1 phút máy có thể tự động trải được 70m
vải. Máy có thể trải 1 chiều hoặc trải kiểu Zig Zag. Hệ thống tự mặc định cắt
khi trải vải 1 chiều rồi trả về vị trí ban đầu để thực hiện trải cho các lần
tiếp theo, chiều cao các lớp vải trải 1 chiều lên đến 150mm. Đối với vải trải
theo kiểu Zích-zắc cho chiều cao khoảng 100mm. Máy tải được trọng lượng cây vải
khoảng 40kg và đường kính khoảng 350mm.
Ngoài dòng máy trải vải tự động Nhật Bản trên
còn có dòng máy
Serkon Makina cũng
được đánh giá cao. Máy có thể trải với tốc độ 85m/phút dành cho các khổ vải từ
180 - 20cm. Đường kính cây vải tiêu chuẩn có thể cắt được là 50cm và trọng
lượng khoảng 70kg. Tuy nhiên dòng máy này chỉ có thể trải vải tự động theo 1
chiều mà không trải theo kiểu Zig Zag.
Tự động hóa hoạt động tại xưởng cắt với máy trải vải tự động có nhiều lợi ích mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được. Ngoài giá trị là tăng lợi thế cạnh tranh tạo lợi nhuận cao thì chúng là một phần tất yếu của ngành công nghiệp may mặc hiện đại và là xu hướng chung cho mọi doanh nghiệp nếu không muốn bị lạc hậu so với các đối thủ trong ngành.
Các dòng máy dán đường may được áp
dụng trong công nghiệp may mặc hiện đại được thiết kế với giao diện thân thiện,
dễ sử dụng, các thao tác vận hành máy khá đơn giản.
Là dòng máy có sử dụng nhiệt nên
được trang bị hệ thống bảo vệ máy để giảm sự cố trong quá trình vận hành sản
xuất.
Thiết bị máy dán đường may thông
dụng nhất là dòng H&H, dòng máy này cho hiệu suất làm việc khá tốt với tốc độ
dán tối đa là 60ft/phút. Hoạt động với công suất lớn 3600W và lực khí nén
0.3-0.5Mpa giúp khả năng dán đạt được tốc độ cao.
Cũng
được ưa chuộng như máy dán đường may H&H là dòng máy ép Seam dán đường may Able cũng khá thông
dụng tại các đơn vị may mặc nhờ khả năng ứng dụng cao cho nhiều loại chất liệu
như các mặt hàng chống thấm nước như quần áo đi mưa, trượt tuyến, lều bạt, túi
xách sử dụng keo dán PVC, cao su-rubber, 3-ply cloth coating,...Đặc biệt máy
hoạt động bằng hệ điều khiển tự động hoàn toàn bằng PLC nên cho độ chính xác
cao.
Máy dán đường may được xem là dòng máy chuyên dụng
không thể thay thế bằng các thiết bị nào khác hoặc thực hiện bằng các thao tác
thủ công được. Chính vì vậy,
việc đầu tư thiết bị này là điều tất yếu cho doanh nghiệp may mặc chuyên về
lĩnh vực may mặc chống thấm. Giờ đây các hãng sản xuất dần được cải tiến
bằng các dòng máy này để cho năng suất hoạt động cao hơn, chu kỳ vận hành lâu
hơn. Và đặc biệt hệ thống dần ổn định cho độ bền tốt hơn rất nhiều nên chủ các
doanh nghiệp không còn lo lắng khi quyết định đầu tư thiết bị này.
Trong nhiều năm, các thảo luận về ngành may mặc toàn cầu đã bị chi phối bởi câu hỏi: Quần áo của bạn được sản xuất ở đâu và bởi ai? Nhưng ngày nay, có một câu hỏi phù hợp hơn: Quần áo của bạn được tạo ra như thế nào, và bằng cái gì?
Những gì bạn mặc sẽ đi theo xu hướng công nghệ cao, cho dù bạn có nhận ra hay không. Sau nhiều thập niên sản xuất dựa vào sức lao động của các công nhân ở Nam bán cầu, trí thông minh nhân tạo (AI) và robot đang thay thế con người tại các nhà máy. Nhưng, trong khi những thay đổi này sẽ mang lại lợi ích mới cho người tiêu dùng – chẳng hạn như giao hàng nhanh hơn và quần áo tùy chỉnh theo nhu cầu- chúng cũng sẽ đi kèm với các phí tổn. Những thay đổi đối với mô hình kinh doanh của ngành may mặc đang đe dọa sinh kế của hàng triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và cách những nền kinh tế này thích ứng với biến đổi sẽ có những tác động sâu rộng.
Ngày nay, hơn một nửa số hàng dệt may xuất khẩu của thế giới và khoảng 70% xuất khẩu quần áo may sẵn đến từ các nền kinh tế đang phát triển. Ở châu Á, khoảng 43 triệu người làm việc trong ngành may mặc, dệt may và giày dép, với phụ nữ chiếm ba phần tư lực lượng lao động. Từ Trung Quốc đến Bangladesh, sản xuất hàng dệt may đã tạo điều kiện trao quyền cho phụ nữ và đưa cả một thế hệ thoát ra khỏi đói nghèo. Nói một cách đơn giản, chấm dứt những công ăn việc làm này sẽ có tác động tàn phá.
Nhưng việc giữ chúng sẽ không hề dễ dàng. Để hiểu những gì các doanh nghiệp tại Nam bán cầu đang phải chống lại, hãy xem xét sự cạnh tranh mà họ phải đối mặt. Ví dụ, năm ngoái nhà bán lẻ trực tuyến Amazon đã được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ cho một hệ thống sản xuất đồ may mặc “theo yêu cầu” có thể tùy chỉnh đơn đặt hàng và tối ưu hóa sản xuất từ bất cứ địa điểm nào, với chi phí thấp hơn. Công ty đã giành được giấy phép cho nhà máy sản xuất đầu tiên của mình được đặt tại Norristown, Pennsylvania.
Những động thái này xảy đến chỉ hai năm sau khi Amazon công bố dòng sản phẩm quần áo riêng của mình. Và với những phát minh theo hướng tương lai như phân tích AI về xu hướng thời trang và thậm chí là gương “pha trộn thực tế” để người mua sắm trực tuyến có thể diện thử quần áo ảo, sự tham gia của Amazon vào ngành kinh doanh quần áo và ảnh hưởng của nó đến ngành này sẽ chỉ ngày một sâu sắc hơn mà thôi.
Theo nhiều cách, những cải tiến này sẽ tốt cho ngành dệt may. Chúng không chỉ làm cho mua sắm thú vị hơn mà còn làm gia tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí. Các thương hiệu lớn cuối cùng sẽ có thể đáp ứng nhanh hơn thị hiếu người tiêu dùng trong khi giữ cho hàng tồn kho ở mức thấp và hạn chế việc sản xuất quần áo dư thừa. Trên thực tế, có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi các thương hiệu thời trang cao cấp thay nhãn “Sản xuất” (Made in) tại các nước đang phát triển thành “Sản xuất bởi Bộ phận Chế tạo của Amazon”.
Vấn đề là tất cả những thay đổi này sẽ khiến số việc làm cho nhiều người bị suy giảm. Khi các nhà máy phải đối mặt với việc đóng cửa, các cộng đồng sẽ mất thu nhập và nền kinh tế sẽ lao đao. Câu hỏi bây giờ là các nhà hoạch định chính sách nên làm gì để đối phó với thách thức này.
Đối với nhiều ngành công nghiệp, thích ứng với điều Klaus Schwab đến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới gọi là Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư có nghĩa là cần phải điều tiết công nghệ. Nhưng trong ngành dệt may và buôn bán đồ may mặc, chỉ riêng điều đó sẽ không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, ngành công nghiệp này phải áp dụng một phương pháp tập trung vào con người hơn và có ý thức toàn cầu hơn đối với công việc kinh doanh của mình. Các công nghệ mới nên được đánh giá dựa trên cân nhắc chi phí đối với con người – được đo lường về mặt thu nhập bị mất, sinh kế tan vỡ, và các gia đình bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, các công ty công nghệ phải cần hợp tác tốt hơn với các nhà sản xuất may mặc để quản lý các nền tảng tương lai. Khi công việc nhà máy truyền thống tiến hóa, các công việc phục vụ công nghệ sẽ trở nên quan trọng hơn. Cũng giống như các máy may bị hỏng và cần chỉnh sửa, các máy in quần áo và đóng gói đồ may mặc trong tương lai cũng sẽ cần các nhân lực phục vụ như thế.
Cuối cùng, để giúp dễ dàng chuyển đổi từ lao động thủ công sang sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp và chính phủ phải bắt đầu cải thiện khả năng công nghệ của các nhân viên hiện tại. Nếu lực lượng lao động ngày nay muốn tương thích với nền kinh tế của tương lai, các nhân viên sẽ cần những kỹ năng mới để đóng góp vào nền kinh tế đó.
Tuy nhiên, để thực hiện được bất kỳ điều nào trong số trên, các nhà lãnh đạo ở các nước đang phát triển phải đối mặt với một sự thật khó khăn: lao động giá rẻ quy mô lớn không còn là một lợi thế chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu. Tái định hình chính sách công nghiệp là rất cần thiết. Các chính phủ nên ủng hộ các hiệp định thương mại nào giúp làm giảm tác động khi các công việc ngành chế tạo bị mất, trong khi cần đặt nền tảng cho việc chuyển đổi sang các ngành công nghiệp công nghệ cao hơn.
Từ sàn nhà máy đến các cơ quan chính phủ, các biện pháp táo bạo là cần thiết nếu các nước Nam bán cầu muốn vẫn còn chỗ đứng trong ngành may mặc toàn cầu. Thay đổi không phải đang dần đến với thế giới của các nhà sản xuất đồ may mặc; nó thực sự đã hiện hữu ở đây rồi.
Heshika Deegahawathura là nhà tư vấn kinh doanh tại MAS Holdings, một trong những công ty sản xuất đồ may mặc lớn nhất Nam Á.